Chứng nhận hợp quy các loại sản phẩm phân bón theo Nghị Định 202 như sau:
a. Chứng nhận các loại phân bón vô cơ theo Thông tư 29 của Bộ Công Thương:
- Phân đạm
- Phân lân
- Phân kali
- Phân Trung - vi lượng
- Phân hỗn hợp, phân phức hợp (DAP, MAP, APP,.....)
- Phân NPK
- Phân bón chứa hàm lượng hữu cơ nhỏ hơn 5%
b. Chứng nhận phân bón hữu cơ và phân bón khác theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn:
- Phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật, phân hữu cơ khoáng
- phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng
- Các loại phân bón: hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng, phân vi sinh vật sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ rác thải, phế phẩm nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
c. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, xác định tiêu chuẩn phù hợp với tất cả các loại phân bón, chế phẩm sinh học
d. Hướng dẫn xây dựng, đánh giá, tư vấn và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
e. Hướng dẫn quy trình khảo nghiệm phân bón, trở thành phân bón được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
f. Hỗ trợ xin giấy phép sản xuất phân bón từ Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
g. Chuyển giao độc quyền và không độc quyền các công thức phân bón đã qua khảo nghiệm
I. Chứng nhận hợp quy phân bón
a. Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn tương ứng.
b. Vì sao phải chứng nhận hợp quy?
Hiện nay, nông nghiệp ngày càng phát triển. Nhu cầu sử dụng hóa chất, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày có nhu cầu càng cao. Phân bón là một nhân tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, hoa màu. Phân bón cũng là loại hóa chất sử dụng theo đúng quy định thì sẽ phát huy tác dụng đem lại sự màu mỡ cho đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nhưng sử dụng không đúng theo quy định, phân bón lại là một nhân tố gây ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Theo Thông tư 50/2009/TT-BNN&PTNT, ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn. Vì vậy, các sản phẩm phân bón bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy nếu các doanh nghiệp muốn sản xuất chính thức hóa những loại đối tượng này.
c. Thủ tục công bố hợp quy phân bón (2 bước)
Bước 1:
Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm phân bón được công bố với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng ( Việc đánh giá hợp quy sản phẩm được thực hiện theo Thông tư 29 của Bộ Công Thương và Thông tư hướng dẫn chi tiết của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
c1. Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (Vietcert) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thực hiện;
c2. Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chỉ định;
c3. Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
Bước 2:
Đăng kí bản công bố hợp quy tại Sở Công Thương đối với phân bón vô cơ, hoặc tại Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác (thời hạn giải quyết 7 ngày làm việc). Hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
c4. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
- Bản công bố hợp quy sản phẩm phân bón theo mẫu quy định;
- Bản sao chứng chỉ chứng nhận hợp quy phân bón do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón
c5. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- Bản công bố hợp quy phân bón theo mẫu quy định;
- Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón
- Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
a. Đối với nhà sản xuất phân bón:
Qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự liên tục sự phụ hợp này theo yêu cầu đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận.
Giấy chứng nhận và dấu hợp quy là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan tin tưởng khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
b. Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng yên tâm về sức khỏe, môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
c. Đối với cơ quan quản lý:
Cơ quan quản lý dế dàng quản lý, giảm kiểm tra theo quy định
VietPat là công ty hợp quy thiết bị viễn thông tốt nhất hiện nay
Trả lờiXóaTin tức mới
Trả lờiXóaKILLINE OPTICAL GROUP đơn vị sắp đầu tư lớn vào việt nam,
Gia nhập TPP doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang gì,
Những điều ảnh hưởng tới chứng nhận TQP hiện nay,
Những nguyên tắc công hợp quy được áp dụng trong điều 12
Xem thêm đang hot